Ở hầu hết đình cổ Bắc bộ,ữngngườigiữđìnhxứĐoàiNhữngngườilínhTườngPhiêlô đẹp hôm nay người thủ từ chỉ có một, riêng Tường Phiêu, thuộc xã Tích Giang, H.Phúc Thọ (Hà Nội) có đến hai, từ chánh là cụ Hà Xuân Mão (77 tuổi), từ phó là cụ Khuất Quang Tẹo (73 tuổi).
Công việc của hai cụ từ là giữ gìn cơ sở vật chất và tế thánh với tâm niệm: "Được làng giao cho việc giữ đình, không lương bổng gì nhưng chúng tôi vui và hãnh diện lắm, lại được lo việc tế thánh, cầu cho nhân dân Tường Phiêu mạnh khỏe, con cháu tiến bộ, gia đình sung túc, đấy là niềm vinh dự". Nói thêm về chuyện làm ông từ giữ đình, cụ Hà Xuân Mão đúc kết ngắn gọn: "Chữ Công đi trước, chữ Đức đi sau".
Chúng tôi là lính chiến
"Lừ đừ như ông từ vào đền", câu nói ấy áp dụng vào Tường Phiêu thì sai. Hai ông từ ở đây nhanh thoăn thoắt, diện mạo trẻ hơn nhiều so với tuổi. Cụ Khuất Quang Tẹo tiết lộ: "Hai anh em chúng tôi đây đều là lính trận đấy các chú ạ".
Tường Phiêu năm 1968, cụ Khuất Quang Tẹo khi ấy là chàng trai tròn 18, nhận quân phục cùng trang thiết bị, vũ khí chiến đấu, thẳng tiến Trường Sơn đi chống Mỹ.
Chúng tôi bị cuốn vào câu chuyện của hai người chiến sĩ. Với đầy những tự hào, cụ Khuất Quang Tẹo kể: "Ngày bé, đình làng là nơi bọn con nít chúng tôi ngày nào cũng ra chơi đánh trận, khi Tổ quốc cần, chúng tôi lên đường, vào chiến trường B3 (Tây nguyên). Năm 23 tuổi đánh ở mặt trận Kon Tum và được kết nạp Đảng ngay tại mặt trận. Tháng 5.1973 đánh Buôn Ma Thuột, tiến dần về Sài Gòn; 1975 đánh Củ Chi, nơi Sư đoàn 25 của Lý Tòng Bá ở căn cứ Đồng Dù, vào giải phóng Sài Gòn, chứng kiến Phạm Xuân Thệ treo cờ trên dinh Độc Lập. Đến 1976, chuẩn bị chuyển sang Nga học thì được điều về Quân đoàn 3 bảo vệ biên giới Tây Nam. 1977 ở Tây Ninh, sang Campuchia qua 11 tỉnh thành đánh Pol Pot đến 1979. Rồi chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, tôi được điều về Vị Xuyên. Đến 1988, sau 20 năm quân ngũ, tôi được về quê".
Cụ Hà Xuân Mão lại là một câu chuyện thú vị khác. Từ thời kháng Pháp, cụ thân sinh của cụ Mão cũng là từ giữ đình, nhà ngay sau đình làng nên cụ ông đã đào một hầm bí mật dẫn từ đình làng vào nhà nuôi giấu cán bộ kháng chiến. Kể về đời quân ngũ với niềm tự hào, cụ Mão bảo: "Tôi vào quân ngũ từ 1970, tham gia kháng chiến chống Mỹ, đánh sang cả mặt trận Lào 1971. Tôi là sĩ quan tình báo, bị dính mảnh đạn M79 một bên thái dương, sau về công tác tại Bộ chỉ huy quân sự Hà Đông cho đến 1990 mới nghỉ hưu".
Bảo vệ di sản
Tiêu chuẩn trở thành từ ở Tường Phiêu cũng khác biệt, ấy là: "Cứ lấy đảng viên ra ứng tuyển", cộng thêm ba đời liêm khiết, trong sạch. Cụ từ Hà Xuân Mão cho biết thêm: "Trước khi lên từ, tôi có 9 năm làm trưởng ban tế thánh. Tôi cùng 48 quan viên tế phải tập thuần thục các nghi thức đi đứng, bái lạy, nhiệm vụ của từng vị như bồi tế, thượng nhang, lùi nhang huân, đông xướng, tây xướng, đến cả trang phục ăn mặc…". Hỏi cụ Mão thời quân ngũ và chỉ huy quan viên có gì thú vị, cụ cười xòa: "Mới đầu tưởng khó, nhưng hóa dễ vì cả 48 quan viên đều sĩ quan quân đội tất. Hết phục vụ việc nước giờ về lo việc làng".
Đình là bộ mặt của làng, chúng tôi được giao nhiệm vụ, phải bảo vệ và chăm lo còn hơn cả gia đình. Bởi mất cái gì, sai cái gì là đắc tội với thánh.
Cụ từ chánh Hà Xuân MãoNiềm vui và tự hào về đội quan viên 48 người chưa dứt, cụ Mão xuống giọng: "2018 làng bầu tôi làm cụ từ. Đội quan viên tế giảm đi nhiều lắm, giờ còn 26 người, mới đây thêm 4 cụ nằm một chỗ. Tuổi quan viên tế cũng hầu hết 80, đủ thứ bệnh, rồi cha già mẹ héo, sức khỏe không còn. Mỗi lần tế thánh cần 18 quan viên, trước một người xin ra thì đầy người thay thế, bây giờ hiếm người, đi vận động mà còn không đủ".
Công việc cụ từ đình Tường Phiêu thường ngày giản đơn chỉ là quét dọn, cụ từ chính lo việc tế thánh, vắng mặt thì cụ phó thay. Cụ từ Khuất Quang Tẹo bảo: "Tôi vào chiến trường, bạn bè ra đi biết bao nhiêu, thế mà mình may mắn còn lại hôm nay là niềm vui, là vinh dự. Tuổi già còn được tín nhiệm ra phụng sự thánh thì đấy là lộc các chú ạ".
Bên cạnh việc giữ nghi lễ truyền thống, giữ cái đức với làng, các cụ từ ở Tường Phiêu còn kiêm luôn việc canh giữ, bảo vệ di sản của đình, từ kiến trúc, hiện vật cổ tiền nhân để lại, nói như cụ Mão: "Đình là bộ mặt của làng, chúng tôi được giao nhiệm vụ, phải bảo vệ và chăm lo còn hơn cả gia đình. Bởi mất cái gì, sai cái gì là đắc tội với thánh".
(còn tiếp)